Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 50 kết quả

"Gõ cửa nhà trời" - Nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc mở cánh cửa tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2020

Lượt nghe: 931

“Gõ cửa nhà trời” là nhan đề tập thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc - hiện công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong. Qua từng phần: Sương trời trong veo - Đồng dao ngày mới - Kể chuyện đồng quê, tác giả đã thực hiện một cuộc đồng hành cùng tuổi thơ ngao du khắp thế gian... (Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2020)

“Cuộc sống thường ngày”, “Một ngày Việt Nam”: Triển lãm của Hội Nhà báo Việt Nam

“Cuộc sống thường ngày”, “Một ngày Việt Nam”: Triển lãm của Hội Nhà báo Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2020

Lượt nghe: 781

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trưng bày các ấn phẩm báo chí tiêu biểu của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương và phẩm ảnh báo chí của các nhà báo, phóng viên. (Làn sóng nghệ thuật 30/10/2020)

“Sóng độc”: Khắc họa nghề báo bằng tiểu thuyết

“Sóng độc”: Khắc họa nghề báo bằng tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:59 | 29/9/2022

Lượt nghe: 679

Nghề báo và nghề văn có nhiều giao điểm. Chẳng thế, chúng ta có những nhà báo viết văn và ngược lại, số lượng các nhà văn viết báo cũng rất phong phú. Tuy nhiên, có một điều lạ lùng là tiểu thuyết viết về nghề báo ở nước ta lại không nhiều, thậm chí rất hiếm. Gần đây, sự ra đời của tiểu thuyết “Sóng độc” – tác phẩm mới nhất của nhà văn Trần Gia Thái dường như mới khiến địa hạt này bớt phần trống trải.

“Thời gian và nhân chứng": Bộ sách tôn vinh các nhà báo

“Thời gian và nhân chứng

Ngày phát hành 15:56 | 5/10/2023

Lượt nghe: 712

Bộ sách “Thời gian và nhân chứng (Hồi ký của các nhà báo)” gồm ba tập, tập hợp những hồi kí, hồi ức ghi lại hành trình nghề nghiệp, những kinh nghiệm làm báo phong phú, đa dạng của hơn 40 nhà báo tên tuổi của nước nhà. Qua đó, bộ sách đã tái hiện một cách sinh động lịch sử báo chí cách mạnh Việt Nam với đầy ắp các sự kiện, con số và tư liệu quý giá. Để có thêm thông tin về bộ sách này, mời quý vị và các bạn nghe bài “Thời gian và nhân chứng – Bộ sách tôn vinh các nhà báo” của BTV chương trình.

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 837

Tính chân thực là một trong những đặc tính quan trọng của nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Hiện nay, khi công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, tính chân thực của ảnh báo chí càng được quan tâm. Ảnh báo chí nếu không bảo đảm tính chân thực sẽ làm mất lòng tin của độc giả. PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Tiến Dũng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 29/05/2019)

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở.

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở.

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2018

Lượt nghe: 643

Làng quê không thể đổi mới, giàu mạnh nếu người cán bộ cấp xã không hiểu hết pháp luật, không coi sự hài lòng của người dân làm đầu còn người dân thì ham lợi. Mọi chuyện sẽ đi quá xa nếu như họ dùng quyền lực và bạo lực để giải quyết những việc không đúng thẩm quyền của mình.

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Bản xa trong ngày lũ

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Bản xa trong ngày lũ

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018

Lượt nghe: 1132

Chùm tiểu phẩm Cảnh báo thiên tai: Chuyện nguy hiểm trên cung đường

Chùm tiểu phẩm Cảnh báo thiên tai: Chuyện nguy hiểm trên cung đường

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018

Lượt nghe: 1076

Chùm tiểu phẩm Cảnh báo thiên tai: Giáo sư biết tuốt

Chùm tiểu phẩm Cảnh báo thiên tai: Giáo sư biết tuốt

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018

Lượt nghe: 1264

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Lũ đến làng

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Lũ đến làng

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018

Lượt nghe: 1288

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Ở nơi vùng xa ấy

Chùm tiểu phẩm cảnh báo thiên tai: Ở nơi vùng xa ấy

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018

Lượt nghe: 1165

Chuyện kể về cây hoa báo xuân

Chuyện kể về cây hoa báo xuân

Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016

Lượt nghe: 1086

Khi mùa xuân về là thời điểm các loài hoa khoe sắc thắm.Đời sống của các loài hoa trong thiên nhiên vô cùng kì thú. Cô Kim Ngọc sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thú vị về loài hoa báo xuân: (Chương trình kể chuyện và hát ru phát sóng 21h30 ngày 10+11.03.2016)

Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ: “Quang mây” một quãng thơ ca

Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ: “Quang mây” một quãng thơ ca

Ngày phát hành 9:35 | 12/4/2021

Lượt nghe: 657

Phát hiện, nêu danh một số gương mặt bước đầu đã có những một giọng thơ – Đó là kết quả nhãn tiền. Điều mà chung kết cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam làm được, rộng hơn là hoàn thành bài kiểm tra về thực tế giá trị, ảnh hưởng và lực lượng sáng tác thơ. Làm rõ ra phần nào cục diện quãng dài những năm qua còn mờ tỏ xem ra cũng là một kết quả đã được ghi nhận

Dấu ấn ảnh báo chí

Dấu ấn ảnh báo chí

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2019

Lượt nghe: 579

Triển lãm ảnh "Dấu ấn" do CLB Phóng viên ảnh báo chí Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019). (Làn sóng nghệ thuật 21/6/2019)

Đêm vỡ núi: Lời cảnh báo của mẹ thiên nhiên

Đêm vỡ núi: Lời cảnh báo của mẹ thiên nhiên

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 861

Những trận mưa lũ càn quét mấy tỉnh miền Trung hồi tháng 10 vừa qua vẫn là nỗi ám ảnh day dứt không nguôi với nhiều người, nhất là với những ai trong cuộc đời đã từng trực tiếp chứng kiến. Nỗi ám ảnh gợi nhớ ký ức, kỷ niệm về những trận mưa lũ khủng khiếp đi qua trong đời. Thế hệ này kế tiếp thế hệ sau, năm này nối tiếp năm sau. Đến hẹn mưa lũ lại về, lâu lâu lại có những trận lũ thảm họa, kinh hoàng. Nhân vật tôi – người kể chuyện là một nhà báo đã tái hiện lại trận lũ xảy ra cách nay đã 20 năm tại xã Dú Tiên. Như bao trận lũ khác sự giống nhau ở tính chất bất ngờ, đầy tai ương và sức tàn phá, hậu quả để lại khốc liệt. Truyện ngắn “Đêm vỡ núi” của nhà văn Nguyễn Trần Bé mang đậm chất ký sự vì cách kể chuyện đậm chất báo chí, lối hành văn mang tính trần thuật một cách kỹ càng trung thực, đậm tính thời sự và hướng đến cả vấn đề nóng, mới của ngày hôm nay. Đó là lũ lụt ngày càng là mối đe dọa là thảm họa thường trực của con người. Sau hai mươi năm, thiên tai này không hề suy giảm mà có phần tăng, mức độ trầm trọng hơn. Nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng lũ quét sạt lở đất cũng được nhà văn, thông qua nhân vật khéo léo lý giải. Đó là do nạn phá rừng và xây dựng thủy điện một cách tùy tiện. Nhân vật Tài Học, Tài Vinh đã nhìn ra và khắc phục bằng cách trồng rừng, và ngăn chặn việc xây dựng thủy điện. Nhân vật của truyện được tác giả xây dựng như một chân dung báo chí, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Tuy nhiên có lẽ nhà văn chưa đi đến tận cùng của sự lý giải nguyên nhân. Sự phá rừng ở đây là rừng nguyên sinh. Mà cho dù chúng ta có trồng cây gây rừng thì đến hàng trăm năm, may ra mới có được thứ rừng nguyên sinh đã tàn phá vì rừng nguyên sinh là thứ rừng nhiều tầng, nhiều thảm thực vật cùng sinh sống, thứ cây cổ thụ bám rễ sâu mới giữ được đất chứ không phải thứ cây trồng mươi năm lại khai thác. Nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng nguyên sinh rồi yên tâm là vẫn duy trì phong trào “trồng cây gây rừng” để bù vào thì có lẽ người dân sẽ vẫn mãi mãi chịu cảnh lũ lụt lũ quét mà thôi. Giá như nhà văn đi sâu tận cùng sự lý giải điều này thì có lẽ truyện sẽ sâu và có sức truyền cảm nhiều hơn. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

Đón đọc báo Văn nghệ số 41 ra ngày 9/10 /2021

Đón đọc báo Văn nghệ số 41 ra ngày 9/10 /2021

Ngày phát hành 11:14 | 11/10/2021

Lượt nghe: 812

Đón đọc báo Văn nghệ số 42 ra ngày 16/10 /2021

Đón đọc báo Văn nghệ số 42 ra ngày 16/10 /2021

Ngày phát hành 11:22 | 18/10/2021

Lượt nghe: 718

báo Văn nghệ, CHUYẾN TÀU QUA THÀNH PHỐ, nhà văn. Nguyễn Thị Mai Phương, NHÀ TẠC TƯỢNG, Trần Thúc Hà

Kịch tình huống "Nghề báo-Ranh giới của sự thật"

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015

Lượt nghe: 1516

Nghề báo cần sự nhậy cảm để phát hiện, cần cái nhìn sẻ chia và cảm thông trước mỗi cảnh ngộ, tình huống bất chợt. Nhưng vì thiên chức nghề nghiệp, sự tỉnh táo là vô cùng cần thiết. Câu chuyện xảy ra trong câu chuyện này cũng là một tình huống gần gũi với nghề báo

Minh họa báo Thiếu niên Tiền phong: Câu chuyện của họa sĩ Lê Tiến Vượng

Minh họa báo Thiếu niên Tiền phong: Câu chuyện của họa sĩ Lê Tiến Vượng

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2018

Lượt nghe: 1363

Hẳn là, Báo Thiếu niên Tiền phong đã trở thành người bạn thân thiết với nhiều thế hệ độc giả. Vậy các em có nhớ những hình ảnh minh họa ngộ nghĩnh, dễ thương "rất thiếu niên" mà các họa sĩ đã thể hiện trong tờ báo sinh động ấy không? Và có bạn nào còn nhớ họa sĩ Lê Tiến Vượng - tác giả của rất nhiều tác phẩm minh họa trong trang báo thân thuộc đó? "Trang nghệ thuật " số này, chúng mình cùng gặp gỡ họa sĩ Lê Tiến Vượng để nghe ông trò chuyện về công việc minh họa tại Báo Thiếu niên Tiền phong nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2018)

Một góc nhìn khác về Ngô Tất Tố qua tản văn và tiểu phẩm báo chí

Một góc nhìn khác về Ngô Tất Tố qua tản văn và tiểu phẩm báo chí

Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2019

Lượt nghe: 771

Ngô Tất Tố đến với tản văn và tiểu phẩm báo chí một cách có chủ đích. Gần 20 năm, nhà văn bền bỉ, say mê viết tản văn, tiểu phẩm báo chí. Ông là người gây dựng và làm nên thương hiệu của các chuyên mục: “Nói chơi” trên báo “Đông phương”, “Gặp đâu nói đấy” trên báo “Phổ thông”, “Nói giữa giời” trên “Thực nghiệp Dân báo”. Không chỉ gây ấn tượng về số lượng, nhà văn Ngô Tất Tố đã tạo dựng được phong cách viết tản văn, tiểu phẩm báo chí độc đáo

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018

Lượt nghe: 856

Có người chồng là chiến sỹ tình báo đã hy trong kháng chiến chống Pháp, bà Hòa sống trong sự đùm bọc của bà con làng xóm. Tuổi càng cao bà càng thu mình trong sự lặng lẽ, có lẽ một phần vì mong ước tìm lại danh nghĩa chính đáng cho ông Hòa - chồng bà vẫn chưa được thực hiện. Cũng như nhiều lần trước hôm nay bà Hòa lại sang nhà ông Thành - cựu Bí thư chi bộ của xã để nhờ ông viết lá đơn xin được công nhận là liệt sỹ cho chồng bà. Từ đây câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sỹ tình báo thời chống Pháp được mở ra...

Nguyễn Ái Quốc làm báo và nghề ảnh ở Pháp

Nguyễn Ái Quốc làm báo và nghề ảnh ở Pháp

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019

Lượt nghe: 1451

“Ông Nguyễn (tức Nguyễn Ái Quốc) bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới tòa báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền...Trong thời gian ở Paris, ông Nguyễn sống rất cực khổ. Để kiếm tiền, ông Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy cho ông Nguyễn nghề này.” (trích từ cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên). (Câu chuyện nghệ thuật 03/5/2019)

Nguyễn Mạnh Hà: Khi nhà báo có “máu” nghệ sĩ

Nguyễn Mạnh Hà: Khi nhà báo có “máu” nghệ sĩ

Ngày phát hành 12:25 | 28/11/2022

Lượt nghe: 715

Vốn có sẵn niềm đam mê ca hát, nhà báo Nguyễn Mạnh Hà (báo Tiền Phong) lập hẳn một nghệ danh là Khôi Minh để đi hát cho vui. Đến nay, anh đã tổ chức rất nhiều minishow để “khoe” giọng với các đồng nghiệp và những người yêu nhạc. Anh cũng ra album riêng được thu giọng, hòa âm bài bản với sự giúp đỡ của các nhạc sĩ, ca sĩ… Nhà báo Nguyễn Mạnh Hà (Khôi Minh) chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi. (Tôi và Tôi 27/11/2022)

Nhà báo Ngô Bá Lục vực dậy làng hương

Nhà báo Ngô Bá Lục vực dậy làng hương

Ngày phát hành 11:50 | 27/5/2022

Lượt nghe: 988

Công nghiệp lấn làng mang đến nhiều đổi mới cho làng quê nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối, nhất là với những người con sinh ra từ làng. Thương nhớ văn hoá Làng Choá - Làng hương một thời dần trôi vào ký ức bởi đời sống công nghiệp, nhà báo Ngô Bá Lục khát khao vực dậy làng hương bằng những hành động và những dự định đáng quý với quê hương Làng Choá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Tôi và Tôi 26/05/2022)

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024

Lượt nghe: 981

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách - Khi báo và phim chung một khung hình

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách - Khi báo và phim chung một khung hình

Ngày phát hành 10:18 | 28/11/2023

Lượt nghe: 352

Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách sinh năm 1984 tại Thanh Hóa, hiện công tác tại Trung tâm Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt Nam. Hai mươi năm gắn bó với khung hình và máy quay phim, anh đã ghi dấu ấn với một số giải thưởng nghề nghiệp. Mới đây, tại lễ trao giải Cánh diều 2022, bộ phim “Hố đen” do Trịnh Quang Bách đạo diễn đoạt giải Cánh diều vàng ở hạng mục phim Khoa học, cá nhân anh được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn phim khoa học xuất sắc. Cũng với tác phẩm này, tại Liên hoan phim Việt Nam 2023, anh được nhận giải thưởng Tác giả kịch bản xuất sắc. (Hành trình sáng tạo 26/11/2023)

Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - người 35 năm chụp ảnh Đại tướng

Nhà báo, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - người 35 năm chụp ảnh Đại tướng

Ngày phát hành 15:37 | 8/9/2023

Lượt nghe: 403

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Tuấn - nguyên phóng viên Ban Ảnh, Thông tấn xã Việt Nam hiện đang lưu giữ một kho ảnh lớn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong suốt 35 năm tháp tùng và chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vinh dự theo chân Đại tướng trong nhiều chuyến công tác xa với rất nhiều kỷ niệm đẹp, ông đã ghi lại chân thực, sinh động muôn vàn những khoảnh khắc quý giá khắc họa chân dung, tầm vóc của một vị Đại tướng đã đi vào lịch sử dân tộc như một huyền thoại. (Hành trình Sáng tạo 23/07/2023)

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn: “Ống kính” trong tầm mắt

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn: “Ống kính” trong tầm mắt

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020

Lượt nghe: 1656

Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn quan niệm: “Nhiếp ảnh không có nghĩa đi chụp hời hợt bên ngoài mà càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Ảnh phải đạt 3Đ: Đẹp - Đúng và Độc”. (Hành trình Sáng tạo 21/06/2020)

Nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền: Hai "vai" trong một

Nhà báo, nhà viết kịch Lê Quý Hiền: Hai

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2015

Lượt nghe: 1181

Nghề báo cần tính chính xác, khách quan còn tác giả kịch bản sân khấu lại là công việc tái hiện cuộc sống thông qua những tình huống, con người hư cấu. Hai yêu cầu tưởng chừng mâu thuẫn này có sự kết hợp như thế nào để nhà báo, tác giả kịch bản Lê Quý Hiền-Nguyên Trưởng ban Bạn đọc báo Sức khỏe và Đời sống cho ra đời nhiều vở kịch phục vụ công chúng trong những năm qua?

Nhà báo, NSNA Sỹ Minh: Đam mê là động lực sáng tạo

Nhà báo, NSNA Sỹ Minh: Đam mê là động lực sáng tạo

Ngày phát hành 16:11 | 29/6/2021

Lượt nghe: 746

Hơn 30 năm trong nghề với 80 giải thưởng từ trong nước tới quốc tế, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Minh đã khẳng định niềm đam mê và khả năng sáng tạo của mình trong cả lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí. (Hành trình Sáng tạo 23/6/2021)

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn "Biệt đội báo đen"

Nhà hát Kịch Việt Nam ra mắt vở diễn

Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2016

Lượt nghe: 1781

Sự xuất hiện của "dàn sao" Nhà hát kịch VN và ê kip sáng tạo “chuẩn” đã tạo được ấn tượng hết sức tốt đẹp cho đêm công diễn vở Biệt đội báo đen. Đặc biệt, vai diễn chính của Xuân Bắc làm nóng khán phòng và chứng tỏ rằng, lượng "fan" đông đảo của anh quả không lầm khi yêu mến người nghệ sĩ này. Đặc biệt, NSƯT Xuân Bắc tỏ ra rất xuất sắc trong một vai diễn chính kịch …

Nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ nhìn mây qua đáy cốc

Nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ nhìn mây qua đáy cốc

Ngày phát hành 12:18 | 13/3/2023

Lượt nghe: 195

Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."

Nhà văn-nhà báo Yên Ba: "Cảm hứng mà thể thao mang lại khó có thể đo đếm được..."

Nhà văn-nhà báo Yên Ba:

Ngày phát hành 12:28 | 22/5/2023

Lượt nghe: 423

Sau gần hai tuần tranh tài sôi nổi, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) được tổ chức tại Campuchia đã kết thúc với những tấm huy chương được trao, những kỷ lục bị phá. Bên cạnh dấu ấn chuyên môn, nhiều vận động viên tại SEA Games 32 đã truyền cảm hứng, năng lượng sống tích cực cho người dân các nước trong khu vực thông qua những câu chuyện cảm động, hoàn cảnh éo le, tình huống khó khăn mà họ đã trải qua. Chiến thắng tại sự kiện thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn từ trong trái tim mỗi vận động viên, và trong lòng người hâm mộ…Là người từng trực tiếp tác nghiệp tại nhiều kỳ SEA Games cũng như các sự kiện thể thao khác trên thế giới, nhà văn-nhà báo Yên Ba có nhiều câu chuyện để kể với chúng ta về niềm cảm hứng mà những vận động viên thể thao mang lại:

Nhâm nhi bên chén trà cùng nhà báo Hoàng Anh Sướng

Nhâm nhi bên chén trà cùng nhà báo Hoàng Anh Sướng

Ngày phát hành 9:9 | 14/3/2023

Lượt nghe: 814

Là một nhà báo, nhà văn, Hoàng Anh Sướng còn là một người làm trà, đam mê trà. Cha anh là nghệ nhân trà Trường Xuân nổi tiếng Hà Thành, không chỉ kế tục con đường của tổ tiên mà còn nghiên cứu, truyền bá về văn hóa trà Việt Nam. Nhiều năm nay anh đã kế tục nghiệp làm trà của tổ tiên đồng thời tiếp nối trọn vẹn con đường mà cha mình đã đi. (Tôi và Tôi 12/3/2023)

Sân khấu Hài dưới góc nhìn báo chí

Sân khấu Hài dưới góc nhìn báo chí

Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2015

Lượt nghe: 1044

Hài kịch đang chiếm lĩnh trên sàn diễn và cả màn ảnh nhỏ góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí của người xem. Nhưng, xét ở khí cạnh nghệ thuật và thẩm mỹ, không ít điều cần phải suy ngẫm chung quanh một vài show diễn hài gần đây. Nhiều bài viết trên báo chí gần đây đề cập vấn đề này

Sân khấu qua góc nhìn báo chí

Sân khấu qua góc nhìn báo chí

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 906

Những ý kiến, suy nghĩ, góc nhìn của các nghệ sĩ, nhà báo, người hoạt động sân khấu xung quanh tiếng cười trên sàn diễn khi chuẩn bị chương trình đón Xuân

Sơn dương và báo

Sơn dương và báo

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2017

Lượt nghe: 1971

Tình bạn của loài vật có khác gì so với loài người? Và các con vật thì có bao giờ nói dối bạn thân của mình không? Câu trả lời có trong câu chuyện cổ tích "Sơn dương và báo". (Kể chuyện và hát ru cho bé 18/3/2017).

Sự tích tháp Báo Ân

Sự tích tháp Báo Ân

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016

Lượt nghe: 1291

Trong kho tàng truyện cổ tích của nước ta, có rất nhiều sự tích về các địa danh, chẳng hạn như Sự tích Hồ Tây, Sự tích Hồ Gươm, Sự tích vịnh Hạ Long… Mỗi câu chuyện lại giúp chúng mình hiểu thêm về quê hương, đất nước. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng nghe Sự tích tháp Báo Ân qua giọng kể của nghệ sĩ Bảo Ngọc. (Kể chuyện và hát ru ngày 31.12 + 01.01)

Thi phẩm "Tổ quốc" của nhà báo-nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: Dạt dào cảm xúc về cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước

Thi phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017

Lượt nghe: 1970

"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 32): Báo lá cải

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 12:48 | 9/1/2023

Lượt nghe: 180

Sau khi Nguyên An tiếp chuyện với phóng viên Mạnh Hà và nắm được thông tin Đỗ Thiết đã dùng tiền mua chuộc các tổng biên tập, Nguyên An đã gặp Quang Thiện thông tin cho anh biết. Trong khi đó, tại Đài, Đỗ Thiết vẫn theo dõi kỹ càng các báo ra hàng ngày, công kích tới tấp Quang Thiện, trong lòng hắn ta mừng lắm, hắn biết Quang Thiện sẽ vô cùng vất vả để chống lại vụ này. Đúng lúc đó thì có công văn khẩn của Ban Kiểm tra Đảng úy Khối và một công văn đóng dấu hỏa tốc của Ban Tư tưởng. Khi Đỗ Thiết bóc vội công văn để xem thì đột nhiên mặt hắn ta biến sắc, thất thần. Ngay lập tức, hắn ta bốc máy gọi ngay cho Bạc phò, yêu cầu có mặt tức khắc. Sau đây, PTV Minh Nguyệt gửi tới các bạn những diễn biến tiếp theo tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái - Tác phẩm do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 34): Lấy đức báo oán

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 15:40 | 10/1/2023

Lượt nghe: 180

Do suy nghĩ quá nhiều nên Quang Thiện bị chảy máu dạ dày và phải cấp cứu, anh phải nhập viện điều trị. Trong khi đó, bố anh – ông Khiêm vẫn còn đang điều trị, bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm. Nằm viện 5 ngày, Quang Thiện rất lo lắng cho bố, anh xin xuất viện và vội vàng đi thăm bố, không để bố lo nghĩ vì sự vắng mặt của anh. Nguyên An đã đến nhà Quang Thiện và muốn biết kế hoạch sắp tới của anh, Nguyên An lại bày cách cho Quang Thiện nhưng anh vẫn không đồng ý, anh cho rằng như vậy cũng rất nhẫn tâm. Quang Thiện vô cùng cảm kích tấm lòng của Nguyên An nhưng anh không nhất trí các phương án trả đũa ấy. Biết bạn mình lương thiện và tử tế, Nguyên An đành để Quang Thiện tự quyết. Bây giờ, qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn tiếp tục dõi theo diễn biến tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 8): Lương tâm của một nhà báo

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:50 | 15/12/2022

Lượt nghe: 178

Trong cuộc họp giao ban tháng tại Đài truyền hình Bắc Hà, Phó Giám đốc Đỗ Thiết tìm mọi cách “bới lông tìm vết” để hạ bệ Trưởng ban Thư kí biên tập – Phạm Quang Thiện. Nhưng ông ta không ngờ rằng Quang Thiện lại có thái độ thẳng thắn nêu quan điểm trước những chỉ trích phiến diện của vị Phó Giám đốc. Anh giải trình một cách rõ ràng những quy kết của Đỗ Thiết khiến những người dự phiên họp đều phải tâm phục khẩu phục. Nhân vật Đỗ Thiết với dã tâm của mình đã không ngờ được phản ứng của cấp dưới. Phạm Quang Thiện là một người có thái độ làm nghề và lương tâm trong sáng nhưng không đồng nghĩa với việc anh chịu nhún mình trước cái ác, cái xấu, trước sự xúc phạm danh dự người làm báo. Bởi điều đó không chỉ bôi nhọ một cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả tập thể đang ngày đêm góp sức cho sự phát triển của làn sóng. Nhưng chắc chắn các thế lực tham quyền cố vị sẽ còn tiếp tục không từ mọi thủ đoạn để loại trừ những cái gai trong mắt ra khỏi đường đua tranh chức tranh quyền. Sau đây, PTV Minh Nguyệt gửi tới các bạn những diễn biến tiếp theo tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái - Tác phẩm do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2017

Lượt nghe: 1682

Trong hình dung về nghề báo không thể thiếu những chuyến đi giúp người làm báo thực hiện các công việc nhiệm vụ cụ thể. Mặt khác, những chuyến đi còn đem lại cho họ bao hiểu biết về đời sống xã hội, về sự dài rộng của đất nước, về chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc. Đó là những chuyến đi truyền cảm hứng, giúp cây bút cái nhìn của người làm báo thêm sâu sắc, rung động, mở rộng hồn mình với đất nước và nhân dân. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tiếng thơ gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các nhà báo, các thính giả trên mọi miền đất nước, và xin được giới thiệu tới quý vị những bài thơ xúc động, ấm áp tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước của các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam. (Tiếng thơ 21/6/2017)

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất

Trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ nhất

Ngày phát hành 11:30 | 15/9/2023

Lượt nghe: 281

Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần đầu tiên tổ chức đã thu hút hơn 1000 tác phẩm dự thi thuộc các thể loại: báo in, báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và báo ảnh. Qua các vòng chấm chọn Ban tổ chức đã trao giải cho 94 tác phẩm xuất sắc ở các thể loại. Cuộc thi là cơ hội để các nhà báo, phóng viên, biên tập viên được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch. Đài Tiếng nói Việt Nam được trao 13 giải thưởng, trong đó có 1 giải tập thể; 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Phóng sự (3 kỳ): “Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số” của nhóm tác giả Vũ Minh Châm; Phạm Thị Hồng Bắc; Lê Thị Thơm (Ban Văn học Nghệ thuật - VOV6) được trao giải Nhì. (Làn sóng nghệ thuật 15/9/2023)

Truyện "Chuyện kể về cây hoa báo xuân"

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2017

Lượt nghe: 1655

Mỗi loài hoa lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của mình. Trong chương trình hôm nay,cộng tác viên Kim Ngọc kể truyện cổ tích thế giới “Chuyện kể về cây hoa báo xuân”. Đời sống của loài hoa cũng có biết bao điều kì lạ. Và chỉ cần chúng ta chú ý quan sát chung quanh thôi, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điều kì thú của thiên nhiên. (Kể truyện và hát ru 28/02/2017)

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021

Lượt nghe: 1251

Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc

Truyện ngắn "Chờ đợi": Những đóng góp thầm lặng của chiến sĩ tình báo

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2016

Lượt nghe: 5367

Tác phẩm viết về cuộc đời người phụ nữ có chồng là chiến sĩ tình báo. Vì để bảo vệ bí mật của anh mà chị phải chịu nhiều thiệt thòi. Suốt mấy chục năm chiến tranh, chị cô đơn, mất mát về tình cảm khó chia xẻ cùng ai. Khi đất nước hòa bình, thống nhất thì người chồng tưởng như đã hi sinh trở về và sự thật sáng tỏ. (Đọc truyện đêm khuya 18/8/2016)

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Ngày phát hành 15:51 | 19/6/2023

Lượt nghe: 879

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Ngày phát hành 15:51 | 19/6/2023

Lượt nghe: 884

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:

Voi, báo, linh cẩu và dê cụ: Bước vào thế giới rừng rậm châu Phi

Voi, báo, linh cẩu và dê cụ: Bước vào thế giới rừng rậm châu Phi

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2015

Lượt nghe: 1926

Chỉ vì tham lam, muốn chiếm đoạt con dao thần của dê cụ, mà linh cẩu suýt chút nữa đã mất mạng. Hi vọng sau lần đó, linh cẩu sẽ sửa được tính xấu, sống hòa thuận cùng với bạn bè của mình... (Kể chuyện và hát ru ngày 21+22/12)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya